CHĂM SÓC LOÉT TÌ ĐÈ Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
CHĂM SÓC LOÉT TÌ ĐÈ Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
ĐD Nguyễn Thị Ngọc Bích – Khoa Nội Thần Kinh
I) ĐỊNH NGHĨA
Loét do tì đè là loét do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng da nào đó của cơ thể gây nên. Vùng da chỗ tì đè đỏ, sung huyết người bệnh cảm thấy đau hoặc ít đau ở những người bệnh lú lẫn tuổi già, tai biến mạch máu não, tiểu đường và các bệnh mạch máu khác…
II) NGUYÊN NHÂN
- Loét do tì đè xảy ra khi có một áp lực lớn đè ép trên da trong thờn gian quá dài, khiến cho lưu lượng máu đến những khu vực bị đè ép giảm đi. Khi không đủ máu nuôi tế bào và mô sẽ chết dẫn đến vết loét.
- Vết loét thường xảy ra những vị trí xương nhô ra như : đầu, bả vai,,khuỷu tay, cổ tay, ụ ngồi,2 bên khung chậu, đầu gối, mắc cá chân, gót chân…
- Những đối tượng thường gặp:
+ Người nằn một chỗ :người già ít vận động, người bị liệt, ngồi xe lăn.
+ Người sống thực vật.
+ Người mắc các bệnh ảnh hưởng lưu lượng máu : Bệnh tai biến mạch máu não, tiểu đường, các bệnh mạch máu khác..
III) TRIỆU CHỨNG: có 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1 : Tổn thương lớp bì và lớp thượng bì: vùng da bị tì đè còn nguyên vẹn nổi lên vết rộp màu hồng đỏ, đau ( dấu hiệu báo trước của loét do tì đè ).
- Giai đoạn 2 : Tổn thương lớp bì, lớp thượng bì cùng lớp dưới da vết loét trên bề mặt như một vết trầy, phồng rộp bóng nước.
- Giai đoạn 3 : Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ cùng lớp dưới da vết loét xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da bị hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, đôi khi có đường dò và hoại tử.
- Giai đoạn 4 :Tổn thương đến gân, cơ mất toàn bộ bề dày của da lan rộng tới cơ, xương, khớp, có nhiều mô hoại tử.
IV) CHĂM SÓC PHÒNG NGỪA LOÉT TÌ ĐÈ
1 ) Tránh bị tì đè
- Phòng bệnh thông thoáng, drap giường luôn thẳng sạch sẽ.
- Dùng nệm hơi, đệm giảm áp lực.
- Chêm độn vùng tì đè bằng vòng hơi cao su.
- Xoay trở 2 giờ/ lần.
2 ) Giữ da sạch sẽ khô ráo.
- Thay quần áo, grap giường khi ẩm ướt.
- Vệ sinh da hằng ngày luôn sạch sẽ khô ráo.
- Cắt ngắn móng tay người bệnh tránh cào gãy.
- Thay băng vết loét khi ẩm ướt.
- Vệ sinh quản lí chất tiết ở bệnh nhân tiêu tiểu không tự chủ tránh thấm ướt lám vết loét lan rộng thêm.
3 ) Kích thích tuần hoàn tại chỗ
- Massage vùng da bị đè cấn mỗi ngày.
- Xoay trở thường xuyên
- Tập vận động thụ động và chủ động các chi.
V) CHĂM SÓC VẾT LOÉT
– Loét giai đoạn 1 : áp dụng biện pháp chăm sóc phòng ngừa loét giúp vết loét không tiến triển hơn. Săn sóc vết loét như vết trầy, che chở da ngừa bội nhiễm.
– Loét giai đoạn 2,3,4 : Chăm sóc vết loét như một vết thương.
+ Thay băng mỗi ngày và khi ẩm ướt.
+ Cắt lọc mô hoại tử khi có chỉ định.
VI) CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ VÀ DINH DƯỠNG
- Uống thuốc đúng giờ theo y lệnh bác sĩ.
- Điều dưỡng thực hiện đúng và chính xác theo y lệnh.
- Tăng cường dinh dưỡng đạm, rau xanh, vitamin..giúp nâng cao sức đề kháng giúp mau lành vết loét.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, tránh thức khuya.
- Tuân thủ đúng chế độ điều trị của bác sĩ.
- Loét là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí điều trị và kéo dài thời gian nằm viện. Do đó việc tuân thủ điều trị giúp người bệnh sớm phục hồi giúp giảm chi phí và thời gian nằm viện.