Điểm mới cập nhật chẩn đoán và điều trị đái tháo đường 2020 của Bộ Y tế

ĐIỂM MỚI CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 2020 CỦA BỘ Y TẾ

BS Phạm Văn Đó – Khoa Nội tiếu hóa – Huyết học – Nội tiết

Theo thống kê của thế giới, năm 2019 có hơn 440 triệu người lớn mắc đái tháo đường. Dự đoán đến năm 2045, thế giới sẽ tăng lên 700 triệu người, tương đương với một người trong 10 người lớn sẽ mắc bệnh đái tháo đường.

Theo báo cáo của BV Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung ở Việt Nam đang là 5-7%. Đây là thách thức lớn với cộng đồng và xã hội.

Ngày 30-12-2020, Bộ Y Tế đã ký ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 mới.

  • Phác đồ 2020 bổ sung thêm sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường

Ngoài những xét nghiệm như HbA1c, bộ mỡ, xét nghiệm chức năng gan, tỉ lệ albumin/creatinin nước tiểu, creatinin huyết thanh và độ lọc cầu thận đã được đề cập, phác đồ 2020 còn bổ sung thêm 1 loạt xét nghiệm cần làm cho lần đầu chẩn đoán như công thức máu, fructosamin, insulin C peptide, ure, acid uric, CK-MB, BNP, tổng phân tích nước tiểu, điện tim. xquang ngực, siêu âm ổ bụng, khám răng hàm mặt, khám đáy mát, chụp đáy mắt cũng như thời gian sẽ làm lại các xét nghiệm từ sau lần đầu thực hiện. Phác đồ 2020 cũng cập nhật thêm tần suất tái khám khác nhau cho bệnh nhân mới chẩn đoán và bệnh nhân ổn định (Giai đoạn mới phát hiện, đang điều chỉnh thuốc tái khám mỗi nữa tháng-1 tháng/lần. BN ổn định khám định kỳ mỗi 1-2 tháng/lần)

 

Tên xét nghiệm

Lần đầu  

Tái khám

Công thức máu x 3- 6 tháng, Tùy tình trạng người bệnh
Glucose x Mỗi lần khám
 

HbA1c

 

x

Mỗi 3 tháng hoặc khi nhập viện không có thông số tham khảo của những lần khám trước
Fructosamin   Mỗi 2 tuần, trừ lần khám có làm HbA1c
Insulin/C-peptide x Làm C-peptide hoặc insulin
Ure x Xét nghiệm mỗi lần khám
 

Creatinin, tính eGFR

 

x

Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi năm hoặc theo yêu cầu lâm sàng.
ALT x  

Xét nghiệm mỗi lần khám

AST x
Na+, K+, Ca++, Cl  

Tùy tình trạng người bệnh

GGT
Albumin/Protein Tùy tình trạng người bệnh
 

Acid uric

 

x

Tùy tình trạng người bệnh: Suy thận, gút mạn, viêm khớp…
ABI, CK, CKMB, BNP, Pro-BNP  

x

 

Tùy tình trạng người bệnh

Lipid máu x 1 – 2 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh
Tổng phân tích nước tiểu x Mỗi lần khám
MAU/creatinin niệu x 3- 6 tháng/lần
Điện tim, X – quang ngực x 1 – 2 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh
Siêu âm ổ bụng x 3 – 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh
Siêu âm tim, Doppler mạch x Tùy tình trạng người bệnh
Khám răng hàm mặt x 3 – 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh
Khám đáy mắt x 3 – 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh
Chụp đáy mắt Theo chỉ định BS chuyên khoa
Các xét nghiệm khác

Tùy tình trạng người bệnh

ĐIỀU TRỊ

Chính vì có phân tầng như trên ở BN ĐTĐ2 nên việc lựa chọn thuốc cũng có nhiều thay đổi và cụ thể hơn nhiều so với phác đồ 2017.

Các loại thuốc điều trị ĐTĐ

Thuốc uống: Metformin, Sulfonylurea, ức chế enzym alpha glucosidase, ức chế kênh SGLT2, ức chế enzym DPP- 4, TZD (Pioglitazon).

Thuốc tiêm: Insulin, đồng vận thụ thể GLP-1.

Bệnh viện Đa Khoa Long An cùng khoa Nội Tiêu Hóa Huyết Học Nội Tiết đang tiến hành cập nhật phác đồ 2020 của Bộ Y Tế để mang đến chất lượng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân!

Trả lời

viTiếng Việt