DINH DƯỠNG – Liệu pháp can thiệp không dùng thuốc dành cho bệnh nhân suy tim

DINH DƯỠNG – Liệu pháp can thiệp không dùng thuốc dành cho bệnh nhân suy tim

CNĐD TRƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH – KHOA NỘI TIM MẠCH

  1. Dinh dưỡng đúng cho trái tim khỏe mạnh:

Bệnh nhân suy tim , dinh dưỡng được xem là một liệu pháp can thiệp không dùng thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của suy tim , tăng hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện.

Chế độ dinh dưỡng không đúng dễ dẫn đến tình trạng mất bù của tim đưa đến  tình trạng suy tim mất bù cấp làm tăng số lần tái nhập viện cũng như tăng tỉ lệ tử vong.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng và lối sống lành mạnh là cần thiết để duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường và giảm hoặc ngăn ngừa yếu tố nguy cơ hoặc bệnh kèm theo ( béo phì,thừa cân, tăng huyết áp, cường giáp, rối loạn lipid máu….)

      Khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới lượng muối hàng ngày dưới 5g/ người

Thống kê của viện dinh dưỡng Việt Nam lượng muối tiêu thụ trung bình hàng ngày của người Việt Nam 12-15g/người.

  1. Nguyên tắc chung chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim:
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối hay chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng suy tim.
  • Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ
  • Đảm bảo nhu cầu năng lượng và protein (1,0 – 1,4g/kg/ngày)
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu cơ thể
  • Kiểm soát chất bột đường
  • Hạn chế các chất béo không có lợi (chất béo bảo hòa như mỡ động vật: chất béo trans)
  • Cai thuốc lá
  • Hạn chế rượu và các thức uống có cồn:
  • ≤ 2 đơn vị rượu/ ngày đối với nam
  • ≤ 1 đơn vị rượu/ ngày đối với nữ.

     Muối ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe

  • Lượng muối vừa đủ rất cần thiết cho sức khỏe.
  • Ăn nhiều muối làm tình trạng suy tim nặng thêm, tăng huyết áp đưa đến đột quỵ, NMCT….là nguyên nhân gây ra tử vong và tàn phế.
  • Lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày từ thực phẩm
    • Từ gia vị tiêu thụ
      • Nước mắm 5g có 1g muối
      • Bột canh 5g có 3,8g muối
      • Hạt nêm 5g có 3,6 g muối.
    • Có sẳn trong thực phẩm chế biến: thực phẩm đóng hộp, giò chả, pate, , lạp xưởng, khô …
    • Có tự nhiên trong thực phẩm hải sản: tôm, sò….
  • Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na+/ngày. Đối với chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày.
  • Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim. Lương nước dùng cho bệnh nhân khoảng 500 – 1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ

    Để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày cần lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng muối (Natri) thấp trong thành phần.
  • Giảm thiểu lượng gia vị nêm mặn như muối, bột canh, nước mắm … cho vào thức ăn khi nấu nướng.
  • Hạn chế các gia vị mặn như nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Khuyến khích bệnh nhân không dùng nước chấm khi ăn các món ăn luộc, chiên xào…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm sẳn đóng hộp do hàm lượng có muối cao.
  • Thực phẩm chế biến truyền thống: các loại khô làm từ thịt hoặc cá, lạp xưởng, dưa món.

    Lượng gia vị nêm phổ biến có chứa 5g muối (tương đương 2 g Natri)

1 đơn vị rượu(10g cồn) tương đương:

Hàm lượng muối trong một số món ăn sáng phổ biến tại Việt Nam :

  • Lưu ý:

Hàm lượng muối trong các phần ăn được tính toán dựa theo thành phần và khối lượng thực phẩm tương ứng đi kèm.Hàm lượng muối sẽ thay đổi nếu có sự thay đổi bất kỳ về thành phần và khối lượng thực phẩm trong từng phần ăn.

Tài liệu tham khảo:

  • “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính”, Ban hành kèm theo Quyết định số 1762/QĐ-BYT ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  • Khuyến cáo chần đoán và điều trị tăng huyết áp hội tim mạch Việt Nam năm 2018.

Brochure hướng dẫn chế độ ăn giãm muối của Viện dinh dưỡng Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

viTiếng Việt