Những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc lành vết thương
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO VIỆC LÀNH VẾT THƯƠNG
Nguyễn Phước Lộc-P.KHTH
Vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết thương.
Protein
Có vai trò quan trọng trong:
- Sản xuất yếu tố đông máu;
- Sản xuất và di chuyển của bạch cầu;
- Tăng sinh mô bào sợi;
- Tạo mạch mới;
- Tổng hợp chất tạo keo;
- Tăng sinh tế bào biểu mô;
- Tái tạo vết thương.
Hậu quả của sự thiếu hụt protein:
- Rối loạn đông máu;
- Chậm lành vết thương;
- Phù;
- Thiếu hụt tế bào lympho;
- Suy giảm miễn dịch tế bào.
Albumin
Có vai trò quan trọng trong: duy trì áp thẩm thấu
Hậu quả của sự thiếu hụt albumin: Thiếu albumin gây phù toàn thân, khuếch tán oxy chậm và cơ thể chuyển hóa chậm từ mao mạch và màng tế bào.
Carbohydrates
Có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào. Khi thiếu, cơ thể sử dụng protein cơ bắp và nội tạng để tạo ra năng lượng.
Chất béo
Có vai trò quan trọng trong:
– Cung cấp năng lượng tế bào, acid béo cần thiết;
– Chế tạo màng tế bào;
– Sản xuất chất prostaglandin.
Khi cơ thể thiếu hụt chất béo, quá trình sửa chữa mô bị ngưng.
Vitamin A
Có vai trò quan trọng trong:
– Tổng hợp chất tạo keo
– Tạo kiểu mô
Khi cơ thể thiếu hụt Vitamin A, quá trình lành vết thương sẽ chậm.
Vitamin C
Có vai trò giữ cho màng tế bào nguyên vẹn. Khi cơ thể thiếu hụt Vitamin C, hậu quả có thể mắc phải như: bệnh Scorbut, chậm lành vết thương, mao mạch dễ vỡ.
Vitamin K
Giữ vai trò đông cầm máu. Khi thiếu hụt Vitamin K, nguy cơ xuất huyết tăng, dễ tụ máu.
Vitamin B1, B6 và B12
Giữ vai trò quan trọng trong:
– Tạo kháng thể và tế bào bạch cầu;
– Đồng yếu tố trong việc phát triển tế bào;
– Thúc đẩy hoạt động enzym.
Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin này, kết quả đề kháng nhiễm trùng giảm.
Sắt
Có vai trò trong tổng hợp chất keo, tăng hoạt động diệt khuẩn của bạch cầu. Khi cơ thể thiếu hụt sắt, tình trạng thiếu máu cục bộ tăng, sức căng cơ giảm.
Kẽm
Có vai trò trong:
– Tăng sinh tế bào;
– Là chất co-enzym.
Khi cơ thể thiếu hụt kẽm, biến đổi vị giác gây biếng ăn, vết thương chậm lành./.