Những điều cần biết và các phản ứng phụ khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CÁC PHẢN ỨNG PHỤ KHI

TIÊM NGỪA VẮC XIN COVID-19

  1. Vắc xin Covid-19 là gì?

Vắc xin phòng Covid-19 là loại vắc xin cung cấp kháng thể giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-COV-2. Đây là loại virus gây ra bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp có thể gây tử vong, tốc độ lây lan nhanh, biến thể phức tạp, nhiều chủng loại đang lan rộng bao trùm tất cả các châu lục và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

  1. Tại sao phải tiêm ngừa vắc xin Covid-19?

Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá hiện nay về hiệu quả, tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19, các nước cần đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng COVID-19 trong cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Tiêm ngừa vắc xin phòng chống COVID-19 để bảo vệ sức khỏe bản thân và bảo vệ cả cộng đồng xã hội. Khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19, người được tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa. Nhưng đừng lo lắng, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể người được tiêm đang được bảo vệ.

  1. Tại sao bị phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là hoàn toàn bình thường?

Giống như với tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin Covid-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều được giải quyết trong vòng vài ngày. Các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vắc xin đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.

Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vắc xin có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Do đó, việc theo dõi phản ứng phụ sau tiêm phòng Covid-19 là việc làm hết sức quan trọng.

  1. Các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 thường gặp

Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều sẽ tự hết trong vài ngày.

Phản ứng phụ rất thường gặp (≥10%):

  • Các tác dụng phụ tại vị trí tiêm (phản ứng tại chỗ tiêm): Tăng cảm giác đau, đau, nóng, đỏ, ngứa, sưng.
  • Các tác dụng phụ toàn thân (phản ứng toàn thân): Cảm thấy không khỏe (khó chịu), mệt mỏi, ớn lạnh hoặc cảm thấy sốt (nhiệt độ không rõ), đau đầu, buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ,

Phản ứng phụ thường gặp (1-10%)

  • Sốt (nhiệt độ đo được từ 38° C/100.4° F trở lên).
  • Theo dõi các phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm vaccine, áp dụng cả với vaccine Covid-19, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm vaccine Covid-19 sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.

Phản ứng phụ sốc phản vệ (tỷ lệ rất thấp)

  • Các trường hợp phản ứng phản vệ cần được phát hiện và điều trị sớm cũng như phải được chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các biểu hiện đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  1. Tác dụng phụ kéo dài sau khi chích ngừa vacxin Covid-19
  • Sốt: Sốt nhẹ dưới 38 độ thường khỏi sớm, có thể kéo dài 1-2 ngày. Những trường hợp sốt cao > 38 độ cần theo dõi, nếu thân nhiệt không giảm hoặc không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  • Phản ứng tại chỗ: gồm các triệu chứng đỏ, sưng, chai, cứng tại chỗ tiêm… thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần.
  • Đau khớp: có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.
  • Hội chứng não, màng não cấp tính xuất hiện những cơn kịch phát, rối loạn ý thức: kéo dài 1 đến nhiều ngày, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.
  1. Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19

Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:

  • Mày đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng hoặc nôn.
  • Tụt huyết áp hoặc ngất.
  • Rối loạn ý thức.
  1. Những lưu ý không tiêm vắc xin Covid-19
  • Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine.
  • Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn. Nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
  • Không tiêm vaccine Covid-19 khi hệ miễn dịch suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).
  • Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C).
  • Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
  • Nếu bạn không chắc chắn bất kỳ điều gì bên trên, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn trước khi chỉ định tiêm vaccine Covid-19.
  1. Đến ngay cở sở y tế gần nhất nếu tình hình nghiêm trọng hơn
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, biến chứng nghiêm trọng do vaccine gây ra là cực kỳ hiếm gặp, trong khi đó lợi ích do vaccine và tiêm chủng mang lại lớn hơn rất nhiều. Khi gặp các phản ứng phản vệ dưới đây, người được tiêm vaccine cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời.
  • Sốt cao (>38 độ): Nên uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt an toàn, mặc thoáng, lau mát với nước ấm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
  • Co giật: Co giật có thể kèm sốt hoặc không, dùng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ xử trí co giật.
  • Áp xe: Có thể là áp xe vô khuẩn hoặc áp xe nhiễm khuẩn, rò dịch. Trường hợp áp xe do nhiễm khuẩn, nên dùng thuốc kháng sinh điều trị.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất là sốc nhiễm trùng. Cần đến bệnh viện sớm để điều trị sốc theo phác đồ, tránh các biến chứng.
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Trong trường hợp phản ứng nặng nên xử trí như trường hợp phản ứng phản vệ.
  • Phản ứng phản vệ: do nhiều nguyên nhân gây ra, thường có triệu chứng như vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, mạch khó bắt, huyết áp tụt, đau bụng, khó thở, co giật… Cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
  • Huyết khối: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, triệu chứng thần kinh khu trú, co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội, đau, phù chi dưới, có thể biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng.
  1. Những lưu ý trong cuộc sống hằng ngày trước và sau khi tiêm ngừa vắc xin.
  • Trước tiêm ngừa: Ngất xỉu không phải là một tác dụng phụ phổ biến của vắc-xin COVID-19, mà thường do lo lắng, đau đớn, hoặc do lượng đường trong máu thấp. Theo CDC, ngoài việc được đảm bảo về quy trình, uống nước giải khát và ăn nhẹ trước khi tiêm phòng có thể ngăn ngừa ngất xỉu liên quan đến lo lắng, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt nếu có tiền sử ngất xỉu trong lần tiêm chủng trước. Không nên uống rượu, bia  hoặc chất kích thích trước khi tiêm, giữ tinh thần thư giản thoải mái, bình tỉnh.
  • Sau tiêm ngừa:
    • Không nên uống rượu, bia hoặc chất kích thích. Rượu, bia làm căng thẳng hệ miễn dịch, làm mất nước hoặc hơi nôn nao, việc uống rượu còn gây khó phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc-xin với cơ thể.
    • Nghĩ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, thoải mái ngủ sâu, không căng thẳng lo lắng, tâm lý nhẹ nhàng thư giản.
    • Ăn đủ chất dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bồi dưỡng dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây chưa nhiều nước, có chất tăng cường sức đề kháng cơ thể như cam, chanh, bưởi…
    • Uống nhiều nước cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Chia đều lượng nước cần thiết thành nhiều lần trong ngày để cung cấp cho cơ thể. Có thể tăng cường thêm các loại nước ép trái cây.
    • Trong trường hợp cần sử dụng thuốc giảm sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi… nên hỏi ý kiến của bác sĩ

Tiêm ngừa vắc xin Covid-19 cũng giống như tiêm ngừa các loại vắc xin thông thường khác, Chúng ta không tự tạo ra tâm lý căng thẳng hoặc né tránh tiêm ngừa vì tiêm ngừa vắc xin Covid-19 là tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cả cộng đồng xã hội. hãy cùng nhau tiêm ngừa vắc xin Codid-19 là góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh covid-19.

18 thoughts on “Những điều cần biết và các phản ứng phụ khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19

  • Chủ Nhật 1 Tháng Tám 2021 at 00:18
    Permalink

    Tôi uống bia rượu thì nổi ban đỏ ở lưng với ngực tay chân không nổi vậy có tiêm vaccine covid19 được không xin tư vấn

    • Chủ Nhật 1 Tháng Tám 2021 at 11:01
      Permalink

      Chào bạn!
      Trước khi tiêm vắc xin tất cả đều được khám sàng lọc và khi bạn đủ điều kiện sức khỏe. Vì vậy trước khi tiêm bạn khai báo tất cả các triuệ chứng tiền sử bệnh cho bác sĩ khám sàng lọc và BS sẽ là người quyết định bạn được tiêm hay hoãn tiêm.
      Chúc bạn mau khỏe mạnh để được tiêm ngừa nhé!

      • Chủ Nhật 15 Tháng Tám 2021 at 20:54
        Permalink

        Có bạn bảo e vừa tiêm vaccine về phải uống thuốc giảm đau liền sau khi tiêm, ngày uống 3 cử để tránh các phản ứng như vậy có đúng k ạ? E không làm theo vì sợ ảnh hưởng đến quá trình tạo kháng thể của vaccine. Cho e lời giải đáp ạ e cảm ơn nhiều

        • Chủ Nhật 15 Tháng Tám 2021 at 22:14
          Permalink

          Chào bạn!
          Trước khi tiêm có khám sàng lọc và bạn sẽ khai báo các bệnh tiền sử, tình hình dị ứng thuốc, thực phẩm… với BS khám sàng lọc, kết hợp cùng các chỉ số huyết áp, nhịp tim thể trạng của bạn BS sẽ quyết định tiêm hay hoãn tiêm cho bạn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của BS về việc có cần uống thuốc sau tiêm không và BS khám sàng lọc sẽ tư vấn cho bạn nhé!

    • Thứ Bảy 21 Tháng Tám 2021 at 11:27
      Permalink

      Chào bạn!
      Thông thường tình trạng sưng đỏ sẽ biến mất sau vài ngày. Trong trường hợp bạn kéo dài sau 1 tuần thì bạn có thể đến gặp BS để có thể dùng thuốc. Không được tự tiện dùng thước khi chưa có ý kiến của BS nha.

    • Thứ Hai 23 Tháng Tám 2021 at 08:34
      Permalink

      Chào bạn!
      Đây là triệu chứng phản ứng phụ thông thường của vaccine đấy. Tình trạng nhẹ, không kéo dài là bình thường. Đừng quá lo lắng bạn nhé!

        • Thứ Hai 23 Tháng Tám 2021 at 14:37
          Permalink

          Chào bạn!
          Nhẹ thì đâu cần gì vào BV. Bạn điều chỉnh chế độ ăn lại và vận động thêm, kiêng cữ chút. Tiêm ngừa mà cứ mong được sử dụng nước có ga cồn chi. Mùa dịch sống lành mạnh, thanh đạm chút là khỏe re.

    • Thứ Hai 23 Tháng Tám 2021 at 11:07
      Permalink

      Không sử dụng rượu bia nước có cồn để dễ phân biệt tình trạng phản ứng phụ. Vài ngày sao ăn uống đầy đủ chất và bình thường thôi.

  • Thứ Năm 9 Tháng Chín 2021 at 02:25
    Permalink

    mình tiêm xong 4ngày rồi thấy đau ở cổ và cảm giác khô và đau nhói ở lồng ngực không biết như vậy có cần phải đi kiểm tra không

    • Thứ Năm 9 Tháng Chín 2021 at 07:31
      Permalink

      Chào bạn!
      Khi chỉ sau tiêm (khi bình thường) mà nếu cơ thể bạn có các triệu chứng bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe bạn phải đến cơ quan y tế để thăm khám xem có bệnh gì không? Phát hiện bệnh sớm sẽ dễ dàng điều trị hơn nhé bạn!

    • Thứ Tư 3 Tháng Mười Một 2021 at 14:30
      Permalink

      Chào bạn!
      Sau khi tiêm chủng bạn cứ ăn uống nghĩ ngơi bình thường, bồi dưỡng nhiều dinh dưỡng, dùng hoa quả nhiều vitamin C, uống nước nhiều tốt cho cơ thể nhưng nước Review thì không nên lạm dụng nhiều. Bạn có thể dùng nước chanh tươi hoặc chanh muối , nước ép trái cây tươi dâu, táo, cam…

Trả lời administrator Hủy

viTiếng Việt