PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

ĐOÀN KẾT – HỢP TÁC – THÂN THIỆN

Giới thiệu Phòng Điều dưỡng                                                                  

Phòng Điều dưỡng thành lập từ những năm 1990 khi Bệnh viện còn tọa lạc tại cơ sở cũ, sau khi hoạt động tại cơ sở hiện tại, phòng Điều dưỡng chính thức được thành lập ngày 10/04/2003,  là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

Cơ cấu tổ chức

  • Tổng số CBVC: 04
    • Sau Đại học: 03 (02 Thạc sĩ ĐD, 01 Thạc sĩ QLYT)
    • Đại học: 01

Vị trí

Phòng Điều Dưỡng của Bệnh Viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc Bệnh Viện và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về tổ chức, điều hành và giám   sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

Chức năng – Nhiệm vụ

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
     – Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
     – Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BYT phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
2. Quản lý điều hành chuyên môn:
    – Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;
    – Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
3. Quản lý nhân sự:
     – Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
     – Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
     – Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;
     – Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;
     – Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
     – Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
     – Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
     – Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
     – Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
     – Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
     – Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.
Định hướng phát triển Phòng Điều dưỡng
     – Thực hiện tốt Thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 28/12/2021 về quy định hoạch động điều dưỡng trong bệnh viện.
     – Triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
     – Nâng cao chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng người bệnh và thân nhân người bệnh.
     – Tổ chức huấn luyện, đào tạo hiệu quả ĐD/HS/KTV nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ người bệnh.
     – Rà soát, cập nhật, bổ sung các quy định quy trình ĐD/HS/KTV, chuẩn hóa QTKT, xây dựng quy trình chăm sóc theo chuyên khoa.
     – Nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của hệ thống ĐDT, phát huy tính chủ động, sáng tạo và chuyên nghiệp trong quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
     – Hằng năm thi tay nghề ĐD thâm niên dưới 5 năm công tác, tổ chức thi Điều dưỡng giỏi cấp cơ sở.
     – Xây dựng và áp dụng hiệu quả 10 tiêu chí cải tiến chất lượng BV.
     – Đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học điều dưỡng.
     – Phối hợp tốt các khoa, phòng tham mưu và đề xuất Giám đốc bệnh viện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.
     – Xây dựng Bộ tài liệu truyền thông, Tư vấn, GDSK cho người bệnh trong Bệnh viện. Duy trì tư vấn, GDSK cho người bệnh thường quy và chuyên nghiệp.
     – Mở rộng và tăng cường mối quan hệ với các tổ chức nhằm tạo điều kiện cho điều dưỡng có cơ hội giao lưu, học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

Hình ảnh

 

Ban lãnh đạo đương nhiệm

Trả lời

viTiếng Việt